Thị trường bất động sản Đồng Nai – Bình Dương bùng nổ

Hàng loạt “đòn bẩy” cộng hưởng cùng lúc trong dịp cuối năm đã tạo ra một lực đẩy cho trục địa ốc Biên Hoà - Dĩ An vươn lên trong năm 2018.

Trong năm 2018, hàng loạt dự án nghìn tỉ đồng đổ bộ quanh trục Metro số 1 nối dài
Cục diện thay đổi
Những tháng đầu năm 2017, tâm điểm của thị trường bất động sản Đồng Nai – Bình Dương chỉ xoay quanh cơn sốt đất Nhơn Trạch, Long Thành. Ghi nhận 7 tháng đầu năm, có trên 8.000 tỉ đồng đổ vào hơn 218 dự án lớn nhỏ với quy mô gần 2.000 ha tại Long Thành, Nhơn Trạch… khi có thông tin sân bay Long Thành và cầu Cát Lái được phê duyệt.
Động thái can thiệp của các cơ quan chức năng đã làm thay đổi hoàn toàn cục diện thị trường bất động sản Đồng Nai – Bình Dương. Thông tin UBND TP.HCM chấp thuận triển khai siêu dự án metro có tổng vốn đầu tư hơn 21.000 tỉ đồng kéo dài tới tận Tân Vạn – Biên Hoà – Dĩ An đã trở thành đòn bẩy cực lớn cho khu vực này.
Theo thống kê, trong tháng đầu tiên của năm 2018, sẽ có 3.211 căn hộ thuộc 8 dự án được đồng loạt chào bán trên trục Biên Hoà – Dĩ An. Tính ra, chỉ riêng lượng cung căn hộ trong tháng 1-2018 trên trục này đã gấp 8 lần tổng lượng cung căn hộ tại Đồng Nai – Bình Dương trong 6 năm qua cộng lại.
Cuối tuần này vào ngày 13-1, Công ty TNHH Berjaya-D2D – thuộc tập đoàn đa quốc gia đến từ Malaysia sẽ giới thiệu ra thị trường hơn 700 căn hộ cao cấp tại dự án Topaz Twins có giá trung bình 23 triệu đồng/m2(1.000 USD). Dự án này tọa lạc tại trung tâm Thành phố Biên Hòa, ngay trên cung đường sầm uất Võ Thị Sáu.
Thị trường bất động sản Đồng Nai – Bình Dương bùng nổ - Ảnh 2.
Phối cảnh dự án Topaz Twins căn hộ cao cấp tại Biên Hòa
Đây là một dự án thành phần của tổ hợp Biên Hòa City Square, sở hữu vị trí đắc địa bậc nhất của khu biệt thự triệu đô D2D - nơi được mệnh danh là "Phú Mỹ Hưng" của Biên Hòa. Theo khảo sát ở thời điểm hiện tại, giá đất tại khu D2D đang giao động ở mức 60 - 90 triệu/m2, tiệm cận với giá đất tại Thủ Thiêm.
Topaz Twins sở hữu không gian xanh cùng thiết kế thông minh thân thiện với môi trường, có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, đây là dự án hội tụ những tiện ích cao cấp đáp ứng được những tiêu chuẩn sống quốc tế của các chuyên gia nước ngoài như: Vườn thượng uyển trên không gồm 4 vườn cảnh và suối nước liên hoàn trong lòng dự án, hồ bơi tràn, aqua-gym, trung tâm thương mại, sauna, hồ jacuzzi, khu vườn nụ cười dành riêng cho trẻ em và những tiện nghi khác.
Thị trường bất động sản Đồng Nai – Bình Dương bùng nổ - Ảnh 3.
Căn hộ "resort 5 sao" với đầy đủ tiện ích ngay thềm nhà
Là dự án căn hộ dịch vụ tiêu chuẩn 5 sao tại Biên Hòa nên giá của Topaz Twins cũng thuộc hàng cao nhất so với các dự án căn hộ cùng khu vực. Dự án có giá vào khoảng 23 triệu đồng/m2 (1.000 USD). Tính ra để sở hữu căn hộ tại dự án khách hàng sẽ phải bỏ ra khoảng 1,3 tỉ đồng đến hơn 1,6 tỉ đồng.
Trước Topaz Twins, trong tuần đầu tiên của tháng 1-2018, Samland đã công bố ra thị trường 1.125 căn hộ Samsora Riverside có mức giá khoảng 700 triệu đồng/căn tại khu vực Tân Vạn, Biên Hoà và được thị trường đón nhận khá tốt . Dự án Biên Hoà Center City (576 căn), LDG Primium (879 căn), Thanh Bình Center (587 căn)… cũng sẽ lần lượt được công bố trong quý I-2018.
Thiên thời, địa lợi, nhân hoà
Hàng loạt "đòn bẩy" cộng hưởng cùng lúc trong dịp cuối năm đã tạo ra một lực đẩy khổng lồ cho trục địa ốc Biên Hoà – Dĩ An vươn lên trong năm 2018.
Thứ nhất, tháng 11 vừa qua, UBND TP.HCM đã chấp thuận chi 21.234 tỉ đồng để kéo dài tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên đến Biên Hòa của tỉnh Đồng Nai. Khi đi vào vận hành, tuyến Metro này sẽ giúp rút ngắn khoảng cách đi từ Đồng Nai cụ thể là từ trung tâm Biên Hòa, Dĩ An đến quận 1 TP.HCM chỉ còn 20 phút – nhanh hơn cả việc di chuyển từ quận 12, Bình Tân hay Tân Phú đến trung tâm TP.HCM. Việc kéo dài tuyến metro đến Biên Hoà - Dĩ An được kỳ vọng sẽ tạo ra kỳ tích cho thị trường này như kỳ tích mà tuyến Metro đã tạo ra cho bất động sản khu Đông.
Thứ hai, hàng loạt chính sách hạn chế tách thửa sang tên với đất nên quanh sân bay Long Thành hay huyện Nhơn Trạch đã khiến giao dịch tại đây giảm mạnh. Những tháng cuối năm thị trường ghi nhận một làn sóng chuyển dịch mạnh mẽ dòng vốn từ Long Thành sang Biên Hoà, Dĩ An khi địa phương này đón hàng loạt công trình hạ tầng tỉ đô.
Thứ 3, bất động sản Biên Hoà – Dĩ An còn sở hữu những lợi thế như dân số đông, gần sát 20 khu công nghiệp lớn với hơn 15.000 chuyên gia nước ngoài, 500 nghìn công nhân nên nhu cầu về căn hộ tại Biên Hòa – Dĩ An rất lớn. Tuy nhiên hiện ở thành phố Biên Hoà chỉ có khoảng 600 căn hộ, chưa đáp ứng được 3% lượng nhu cầu nhà ở cho các chuyên gia và dân văn phòng làm việc tại các khu công nghiệp. Hiện lượng cung căn hộ không đủ đáp ứng cầu khiến hầu hết các ông lớn địa ốc đều muốn nhảy vào đầu tư tại Biên Hòa – Dĩ An.
Theo Tuổi Trẻ
Xem ngay…

Môi giới bất động sản: Trở thành “sói già phố Wall” từ nghề triệu “đô”?

Môi giới bất động sản: Trở thành “sói già phố Wall” từ nghề triệu “đô”?

Hàng năm có khoảng 20.0000 người đầu quân vào nghề môi giới BĐS. Nhưng chỉ có 1% trong số họ thành công và được cả thế giới ngưỡng mộ. Đó là một “bí mật”, “bí kiếp” và “bí ẩn”. Nhưng sẽ được giải đáp ngay về nguyên lý nào đã gây ra “bức xạ” kinh khủng khiếp để trở nên “hút” và “hot”.

Dưới góc nhìn nghề nghiệp thì nghề môi giới BĐS là cánh cửa luôn mở rộng cho những người trẻ “khởi nghiệp” và đổi đời. Nghề nghiệp là vấn đề lựa chọn và thành công chứ không phải là bạn phải mất bao nhiều mồ hôi, công sức.

Nguyên lý 3H: Hút, Hot, Hay

Định nghĩa về nguyên lý “3H”  được nhìn ở quan điểm con người. Để trở thành một người “hấp dẫn”  thì ít nhất bạn phải đảm bảo tiêu chí: lạ hơn, giỏi hơn và hay hơn. Từ đó, theo quan điểm của Ông Đỗ Văn Hiếu, Chủ tịch HĐQT Công Ty An Gia Lập Nghiệp phân tích dưới góc nhìn về nghề môi giới BĐS: Giá trị ở sự thành công hay thất bại nằm ở chọn lựa và sự cố gắng hết mình.  Một sự thật nghiệt ngã đó là chỉ có khoảng 25% môi giới tồn tại với nghề sau 6 tháng. 25% đó cũng rơi rụng dần dần và cuối cùng sau 2 năm cũng chỉ còn khoảng 10% của phần 25% đó còn tồn tại với nghề. Tức là 100 người vào nghề sau 6 tháng chỉ còn 25 người trụ lại, sau 2 năm chỉ còn lại khoảng 2 – 3 người còn “sống sót” lại. ”Để “sống được” và trở thành người ưu tú, chỉ có cách duy nhất: Bạn phải là người giỏi nhất.

Hàng năm, Công Ty An Gia Lập Nghiệp phải điều hành từ 1.000 đến 10.000 con người từ các kênh chính thống và cộng tác viên bên ngoài. Tất cả được xây dựng theo nguyên tắc “vạn lý trường thành” nên đều trôi chảy và dẫn tới từ sự thành công tột cùng bởi sức “hút” này.

Thị trường BĐS luôn thay đổi. Vì vậy, người hoạt động trong lĩnh vực này cũng cần nhiều thiên biến vạn hóa để thích ứng với nghề. Khác biệt hay là chết. Đó là cách thức tồn tại từ sự phân tích của ông Hiếu: "Xây dựng mối quan hệ của khách hàng dựa trên uy tín lâu dài và trở thành một chuyên gia trong phân khúc thị trường mà mình đang đảm nhiệm".

Làm sao để trở thành “chuyên gia” trong nghề này. Bạn phải cần học để trở thành đa năng không chỉ là vấn đề tư vấn BĐS mà còn trở thành nhà “phân tích truyền thông tài ba” khi ở đây. Ông Đỗ Văn Hiếu nhận định: “Truyền thông như là một cú “huých” để giúp cho việc môi giới Bất Động Sản được trơn tru hơn. Với nền tảng kỹ thuật số, người ta có 1.000 cách  để tiếp thị một thông tin, vấn đề, dự án. Như vậy, xác suất có thể đến với người tiêu dùng sẽ rất cao. Nhưng ở ngành môi giới BĐS, số lượng chưa hẳn là chất lượng. Vấn đề ở chỗ thu hút người giỏi, đào tạo con người, tuyển dụng, tổ chức bán hàng mới thật là một bí quyết thành công.”

Nguyên lý 3H, là sự sáng tạo “3 trong 1” – Bạn sẽ có sức sáng tạo của ba người ở trong bộ não của mình. Đầu tiên, là một người kinh doanh thuyết phục tài ba. Thứ hai, là một “chuyên gia” về quảng cáo và truyền thông. Cuối cùng, là “tay cự phách” trong “làng viết” với nhiều kỹ năng “làm bạn siêu cấp, bán mà không bán” thần thánh.

Lòng tin cần một chút này

Với một thị trường lao động gần như “bão hòa” mà việc trở thành nhân viên chính thức của ngành môi giới với mức hoa hồng khủng với mức phí từ 1% đến 5% trên trị giá thương vụ thành công. Tổng thu nhập của một nhân viên môi giới có nghề sẽ trung bình tầm 30 đến 100 triệu/tháng. Vậy đó có phải là “một giấc mơ mỹ” dành cho những người lập nghiệp hay chỉ là một “bong bóng” được thổi phồng?

Theo ông Đỗ Văn Hiếu, dưới góc nhìn của một nhà môi giới chuyên nghiệp nhận xét : “Hiện nay, chúng tôi có hơn 10.000 con người ở các kênh phân phối BĐS khác nhau. Sắp tới chúng tôi có mở rộng sang thị trường bất động sản quốc tế  nhằm tối ưu hóa dịch vụ bất động sản phục vụ nhu cầu khách hàng, mở rộng thị phần để tạo điều kiện cho những người mới vào nghề, sinh viên mới ra trường có việc làm ổn định. Vì vậy, muốn trở thành thành viên của “gia đình” An Gia Lập Nghiệp thì mỗi cá nhân phải thật sự xuất sắc và xứng đáng.” Nhưng phải làm sao để trở thành một “hiền tài” trong ngành và nhận mức thu nhập siêu khủng của ngành môi giới BĐS?

Nghiên cứu. Nghiên Cứu. Nghiên Cứu.  Ở các quốc gia khác, mấu chốt thành công của nghề môi giới bất động sản chính từ sản phẩm. Hầu hết các môi giới viên dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu, đánh giá sản phẩm và khảo sát khách hàng mục tiêu trước khi tiếp cận đối tượng để đàm phán chào bán dự án.

Ở xu thế ngược lại, ở Việt Nam nghề môi giới BĐS chủ yếu được tập trung qua ba hình thức chủ đạo: Phát tờ rơi và ngồi ở nhà gọi điện thoại, Đăng tin online miễn phí. Vì thế hiệu quả sẽ không cao do không được đào tạo bài bản, không biết cách quảng cáo để thu hút và không nắm được chính xác sản phẩm chào bán, không biết cách kết thúc bán hàng thành công . Vì vậy, để giải quyết vấn đề trên, Công ty Cổ phần An Gia Lập Nghiệp thường xuyên mở ra những lớp đào tạo “đẳng cấp” dành cho những “nhân sự ưu tú” qua chắt lọc từ 1.000 người  và trở thành nhân viên chính thức là nguồn nhân lực ““thạo nghề” nồng cốt, mũi nhọn của Công Ty. Với ước muốn trở thành “Top 10” Công ty BĐS lớn nhất Việt Nam và mở rộng sang khu vực Đông Nam Á. Vì vậy, ở đây  ngoài những kiến thức về chuyên môn được tào tạo bài bản thì kỹ năng cơ bản về quảng cáo cũng là một “đôi cánh” giúp cho một nhân viên BĐS dễ dàng thăng hoa và thành công hơn.

Không như những năm về trước, đa phần tất cả các kênh quảng cáo rao bán đều tập trung chủ yếu vào các hình thức truyền thống như: Người quen giới thiệu, treo, dán, phát tờ rơi, một số kênh rao vặt về BĐS. Dưới nền tảng của việc kinh doanh dựa trên kỹ thuật số như: Mạng xã hội, các công cụ tìm kiếm, bán hàng qua video quảng cáo, uy tín trên một Website dựa trên một nội dung xây dựng chất lượng sẽ mang yếu tố tương tác và là lựa chọn hàng đầu của khách hàng. Vì vậy, một người môi giới BĐS giỏi phải tích hợp cả ba khả năng: Nắm bắt xu thế của thời đại, Chuẩn bị một tinh thần “bất bại”, Và yếu tố người dẫn dắt uy tín sẽ là một trong những yếu quyết định sự lựa chọn đúng đắn khi “vào nghề” này.

Nghề môi giới, là người “bán hàng” bằng niềm tin thông qua giao tiếp.

Ông bà xưa hay nói: “Miếng trầu là đầu câu chuyện” được hiểu nôm na rằng, “miếng trầu” là một thứ dân gian gần gũi, nhưng chứa đựng nhiều tình cảm của con người. Tuy vậy, muốn làm gì, hay như thế nào thì cần phải có lời chào hỏi, lịch sự, nghĩa cử với người đối diện dù là người quen hay lạ. Miếng trầu ở đây được xem như là tâm lý trong giao tiếp và tiêu dùng của người hiện đại. Và đặc biệt hơn, với nghề môi giới BĐS “miếng trầu” sẽ giúp người môi giới dễ dành thành công, nói một cách dễ hiểu đó là: Tính trung thành với các dự án mình đang quản lý, làm, theo đuổi. Từ đó, nắm nắt tâm lý của khách hàng để “điều phối” cho đến khi “chốt” được sản phẩm rao bán.

Khi bạn đã có khoảng 20% yếu tố thành công và hoàn tất hết  “tất tần tật” những kỹ năng cho nghề thì khả năng “đeo bám” trước dự án và sau khi đã bán dự án sẽ tăng thêm uy tín và “thương hiệu” cá nhân cho người môi giới. Để làm được vấn đề này thì việc phân tích và mô tả những hiểu biết qua khả năng thuyết trình đóng vai trò chủ lực. Mô tả trung thực những điểm mạnh và yếu sẽ giúp khách hàng cân nhắc và lựa chọn sau khi đi “dò” gần trăm người môi giới mới đưa ra một quyết định lựa chọn “mua sắm”.

Có được một nhóm làm việc hiệu quả là tiền đề tiếp cần và có cho người kinh doanh mô giới. Nó chiếm tỷ lệ khoảng 30% cho việc tiếp cận khách hàng. Việc phân chia công việc sẽ tạo ra tính hữu ích tập trung vào hai điểm sau: Thứ nhất, khả năng về liên lạc của khách luôn được tối ưu hóa, để giải đáp những thắc mắc lên đến 24/24. Thứ hai, việc quan sát của khách đối với người môi giới ngày càng “khắt khe” hơn vì vậy việc “phân bổ” từng công việc trong một dự án môi giới là cần thiết. Nhưng cần phải có tinh thần “đồng đội” và mọi thông tin phải nhất quán với nhau.

Để sở hữu 50% còn lại trong việc trở thành một “siêu sao” trong nghề môi giới hay còn gọi tóm tắt bằng cụm từ “sang chảnh” hơn “con sói già phố Wall” – thì việc tương tác với các khách hàng tiềm năng dựa trên uy tín và sự dẫn dắt của Công ty là điều cần hơn cả. Một “kho dữ liệu” khách hàng khổng lồ sẽ giúp cho những người mới vào nghề va chạm, thất bại  và dẫn đến thành công với nghề.

Vậy công thức để thành công của nghề môi giới BĐS là gì? Vì ở đây sẽ tạo ra những “công thức” hoàn hảo 100%. Bạn sẽ thành công hơn khi gia nhập cùng “biệt đội” siêu khủng và là người dẫn đầu. Ở An Gia Lập Nghiệp bạn sẽ trở thành lãnh đạo và quyết hết mọi thứ nếu nó thành công và hiệu quả. Công Thức của An Gia Lập Nghiệp: Công thức thành công = thất bại + thất bại + thất bại… + thất bại. Không có con đường nào trải toàn hoa hồng. Dù có thì mỗi gai nhọn sau cánh hồng có thể làm tay bạn chảy máu. Điều quan trọng là lựa chọn và đứng lên bằng ý chí và sự kiên nhẫn mới có thể bước tiếp ước mơ của mình.

Hoàng Gia

Box:
Người môi giới là sống. Vì vậy, hãy cháy hết mình cho nghề thì “phần thưởng” sẽ được đền bù thỏa đáng. Trong quá trình “lăn lộn” tôi đã rút ra được những bài học “xương máu” như sau:
“Những yếu tố quan trọng nhất để thành công vẫn là phải tìm được đội nhóm tốt, phải tìm được người thuyền trưởng giỏi. Tôi thích nghề môi giới BĐS vì nó mang lại một cảm giác chinh phục, sự tự do về tài chính và rất nhiều mối quan hệ. Tôi có thể rèn các kỹ năng, kiến thức và tinh thần của mình rất tốt trong thời gian ngắn. (Đỗ Văn Hiếu, CTHĐQT An Gia Lập Nghiệp).
Ai muốn gửi gắm giấc mơ thành hiện thực, con đường lập nghiệp “tích hợp”. Một là trở gia chuyên gia. Hai sẽ làm người bình thường và nhàm chán suốt đời. Hãy tìm đến Chúng tôi, nơi biến tất cả những thứ bạn đang nghĩ trong đầu thành “thực tiễn”. Sống là không chần chờ hãy cầm cờ và trở thành thủ lĩnh ở đây.

Địa chỉ liên hệ: 61 D5, F25 Quận Bình Thạnh,HCM.
Công ty Cổ Phần An Gia Lập Nghiệp
Trung Tâm Huấn Luyện Năng Lực Hoàng Gia . Email: nhabaohieudo@gmail.com.
Hotline: 0909042032

Xem ngay…

Kịch bản nào cho thị trường địa ốc năm 2018?

Năm 2018, dự báo thị trường bất động sản (BĐS) có thể vẫn giữ được sự phát triển ổn định; các phân khúc thị trường và sản phẩm có sự tái cơ cấu hợp lý hơn.
Với kinh nghiệm từ những cơn sốt đất và dự án ảo, năm 2018 các chuyên gia cho rằng nhà đầu tư cần cảnh giác hơn với những dự án cam kết đảm bảo lợi nhuận “khủng” và tâm lý đám đông. Năm nay thị trường phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn về quan hệ cung cầu, tiếp cận quỹ đất, đặc biệt là khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng.

Cạnh tranh với nhà đầu tư ngoại

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong tháng đầu tiên của năm 2018, doanh nghiệp nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành, lĩnh vực, trong đó BĐS giữ vị trí thứ 3 với tổng vốn đăng ký 77,6 triệu USD, chiếm 6,2% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu dự báo dòng vốn FDI của nhà đầu tư nước ngoài và kiều hối của người Việt Nam ở nước ngoài đổ vào thị trường BĐS đã, đang và sẽ tăng lên. Chính sách cho phép người nước ngoài mua nhà tự do, không hạn chế về số lượng sẽ tác động tích cực đến BĐS năm 2018.
Thị trường sẽ chứng kiến xu hướng nhà đầu tư trong nước mua nhà ở nước ngoài và người nước ngoài vào mua nhà, đầu tư tại Việt Nam (đặc biệt là đầu tư vào các trung tâm thương mại lớn như TP.HCM, Hà Nội…).
“Giữa chứng khoán, vàng và BĐS thì BĐS là kênh hấp dẫn nhất trong năm 2018, đơn giản nó đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư và người dân. Đối với những khoản đầu tư ngắn hạn thì chứng khoán là kênh đầu tư hiệu quả. Nhưng ở phân khúc trung và dài hạn, BĐS là kênh có vị trí cao nhất”, ông Hiếu phân tích.
Theo TS. Sử Ngọc Khương, Giám đốc bộ phận đầu tư Savills Việt Nam, BĐS Việt Nam đang có sức hấp dẫn mạnh đối với dòng vốn nước ngoài, kể cả các nhà đầu tư châu Á lẫn châu Âu, châu Mỹ. Dòng vốn này sẽ đem đến nhiều lợi ích cho thị trường Việt Nam. Việc hợp tác, liên kết với các nhà đầu tư nước ngoài sẽ giảm áp lực lệ thuộc ngân hàng của doanh nghiệp BĐS.
“Sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ làm tăng tính cạnh tranh ở cả lĩnh vực phân phối và phát triển BĐS. Điều đó đem lại nhiều lợi ích hơn cho người sử dụng, người mua nhà, khi các công ty phải luôn chịu áp lực phát triển từ một thị trường lớn, từ đó phải tích cực tìm kiếm cho mình các giải pháp mới, không ngừng cải tiến hoạt động kinh doanh và sản phẩm”, ông Khương nói.
Kich ban nao cho thi truong dia oc nam 2018? hinh anh 2
Năm 2017 xuất hiện nhiều doanh nghiệp môi giới bán dự án ảo với cam kết lợi nhuận khủng. Ảnh: S.Nhung.
Sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài còn được kỳ vọng tăng tính cạnh tranh ở cả lĩnh vực phân phối và phát triển, đem lại nhiều lợi ích hơn cho người sử dụng, người mua nhà.

Cảnh giác với dự án cam kết lợi nhuận khủng

Ông Nguyễn Duy Minh, Tổng Giám đốc L&L Group, đánh giá BĐS phục vụ nhu cầu để ở và đầu tư cho thuê năm nay vẫn sẽ là hai phân khúc dẫn dắt thị trường. Bên cạnh đó, đất nền và nhà phố cũng tiếp tục sôi động.
Tuy nhiên, ông Minh cũng nhìn nhận năm 2018 sẽ lặp lại những rủi ro như những năm trước, đó là rủi ro pháp lý và rủi ro về chủ đầu tư. Các nhà đầu tư cá nhân và doanh nghiệp cần có kiến thức về thị trường BĐS mới nên tham gia.
“Cần xây dựng cho mình mối quan hệ với các chuyên gia tư vấn về thị trường và pháp lý lĩnh vực này. Luôn cảnh giác với những dự án cam kết đảm bảo lợi nhuận 'khủng' và không nên có tâm lý đám đông”, ông Minh cảnh báo.
Ông Nguyễn Trí Hiếu lại khuyên người mua cần quan tâm đến các dự án được ngân hàng bảo lãnh. Việc nhà băng bảo lãnh dự án rất cần thiết để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Riêng người có nhu cầu mua để ở phải cân nhắc kỹ về các yếu tố như pháp lý của dự án, hạ tầng, số lượng khách có nhu cầu ở thực tại dự án là bao nhiêu, tránh trường hợp mua xong... ở một mình.
Đáng chú ý, BĐS TP.HCM được đánh giá sẽ tăng trưởng mạnh trong khi Hà Nội chững lại. Những khu vực tại TP.HCM được dự báo sôi động trong năm 2018 là Thủ Thiêm (tâm điểm của khu Đông và cả TP.HCM), quận 8 (hứa hẹn trở thành điểm hấp dẫn vì có vị trí kết nối với các quận trung tâm, có mặt bằng giá thấp hơn quận 7, quận 9).
Kich ban nao cho thi truong dia oc nam 2018? hinh anh 3
Nguồn vốn ngân hàng cho BĐS sẽ bị siết lại để ngăn ngừa bong bóng. Ảnh: Lê Quân 
Bên cạnh đó, các dự án BĐS nằm trên trục đường Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Lương Bằng nối dài, Nguyễn Hữu Thọ và hàng loạt tuyến phố tại huyện Nhà Bè được dự báo đột phá tại khu Nam trong năm 2018.

Mặt bằng giá có thể bị đẩy lên cao

Theo chuyên gia Trần Khánh Quang, giá căn hộ đã tăng trưởng trung bình 15-20% xuyên suốt 4 năm 2014-2017, vị chi đội giá khoảng 60-80% trong cả chu kỳ. Cùng cột mốc thời gian đó, giá đất cũng đã leo thang bình quân 25-30%, tức đội thêm 100-120% trong 4 năm liên tiếp.
Xu thế đi lên của giá căn hộ và giá đất vẫn còn nhưng rất khó đoán định mức tăng trong năm 2018 sẽ là bao nhiêu, và còn tùy thuộc rất lớn vào vị trí, khu vực.
Đó là chưa kể hàng loạt chủ đầu tư đã có động thái làm giá bất động sản nhiều năm qua, bằng thủ thuật định mức giá bán cao nhất trong lịch sử của khu vực tài sản đó tọa lạc. Khi nhà đất đã bị đẩy lên ngưỡng giá cao, thị trường bước vào chu kỳ loạn giá, khi đó tài sản bị thổi lên vùng giá vượt quá giá trị là bắt đầu tích tụ bong bóng giá. Nhà đầu tư cần thận trọng thẩm định giá và tiềm năng khi mua, đừng xuống tiền mù quáng, vì người mua lầm chứ người bán không lầm.
Một trong những khó khăn của thị trường BĐS năm 2018 nữa là tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, do Ngân hàng Nhà nước đang thực hiện lộ trình hạn chế dần nguồn tín dụng vào thị trường BĐS.
Ông Phạm Mạnh Thắng, Phó tổng Giám đốc Vietcombank, cho rằng: “Việc siết vốn vào lĩnh vực tiêu dùng, BĐS, chứng khoán sẽ giúp hệ thống tài chính ngân hàng phát triển bền vững. Riêng đối với lĩnh vực địa ốc, các ngân hàng cũng cần lựa chọn dự án khả thi để cho vay, hạn chế việc cho vay ồ ạt để nợ xấu quay trở lại”.
Theo Zing
Xem ngay…

Môi giới bất động sản nghỉ dưỡng là nghề rất có triển vọng làm giàu

Môi giới tiết lộ bán bất động sản nghỉ dưỡng “khó như lên trời”
Môi giới bất động sản nghỉ dưỡng là nghề rất có triển vọng làm giàu, chính điều này đã thu hút được sự quan tâm của nhiều người trong xã hội. Thế nhưng để thành công và trở nên giàu từ nghề môi giới bất động sản nghỉ dưỡng là điều không hề đơn giản.


Có những buổi mở bán chật kín… nhân viên môi giới
Trong cuộc trò chuyện mới đây, ông Hoàng Đức Tuyên – Giám đốc AST Land tiết lộ, có đến 85% môi giới bất động sản nghỉ dưỡng đang không có thu nhập vì không bán được hàng. Và chỉ có khoảng 25% môi giới tồn tại với nghề sau 6 tháng. 25% đó cũng rơi rụng dần dần và cuối cùng sau 2 năm cũng chỉ còn khoảng 10% của phần 25% đó còn tồn tại với nghề.

Nghề không dành cho số đông
Nguyên nhân được ông Tuyên đưa ra là do thời điểm bất động sản nghỉ dưỡng nóng sốt, các sàn tuyển dụng ồ ạt, thậm chí có những buổi mở bán khách hàng không thấy mà thấy đến 500 – 600 nhân viên bán hàng.
Số lượng nhân viên đông khiến các sàn không đào tạo kịp cho tất cả các nhân viên. Môi giới không được ai giúp đỡ khiến họ phải tự “bơi”, bán được thì ăn không được thì nghỉ, tạo thành một vòng luẩn quẩn.
Dạo một vòng trên các trang rao vặt, giới thiệu việc làm có thể thấy nhu cầu tuyển dụng nhân viên môi giới ở các sàn giao dịch và công ty kinh doanh bất động sản hiện nay tương đối cao. Có nơi đăng tuyển từ 50 – 400 nhân viên. Nội dung đa số ghi “không cần kinh nghiệm”, có nơi ghi “không cần bằng cấp mà chỉ cần có tố chất kinh doanh và đam mê”.
Về mức lương cơ bản 3-9 triệu đồng nhưng mức hoa hồng 30-40%, một tháng được ít nhất 30 triệu đồng. Có nơi còn hứa hẹn nếu làm việc cho họ, mỗi tháng nhân viên sẽ kiếm 150 triệu đồng dễ như trở bàn tay.
Phần lớn đối tượng mà các sàn tuyển dụng chủ yếu là những sinh viên mới tốt nghiệp đại học hoặc học xong lớp 12, không nhất thiết phải học chuyên ngành bất động sản hoặc marketing.
Lý giải tình trạng này, ông Tuyên cho biết, thị trường bất động sản luôn có tính chu kỳ và ở Việt Nam thông thường chu kỳ này là 8 - 10 năm. Năm 2014 thị trường bất động sản bắt đầu hồi phục, 2015 tăng trưởng mạnh và bất động sản nghỉ dưỡng thông thường sẽ đi sau thị trường truyền thống khoảng 6 tháng đến một năm.
“Môi giới không phải là một nghề dễ kiếm tiền. Nhất là ở giai đoạn hiện nay không giống như năm 2007 – 2008, khi mà môi giới có thể là những người xe ôm, chợ búa hành nghề. Giai đoạn này đòi hỏi người môi giới phải có nhiều kỹ năng, trình độ, kiến thức và đặc biệt yêu nghề mới làm được” – ông Tuyên cho biết.
Nhận thấy bất động sản đã qua rồi thời kỳ làm ăn chộp giật, “cắt máu” lẫn nhau, mới đây hàng loạt sàn giao dịch đã phải thay đổi chiến lược kinh doanh của mình. 
Bằng chứng là STDA – một trong những sàn giao dịch lớn nhất Hà Nội cũng đã chuyển hướng sang đầu tư công nghệ. Thay vì tuyển dụng ồ ạt sale đi tư vấn khách hàng thì giờ STDA đã up toàn bộ thông tin dự án mà đơn vị phân phối lên trang web nghemoigioi.vn. Khách hàng có thể vào tìm hiểu mọi thông tin liên quan đến dự án.
“Chúng tôi hướng tới tập trung vào chất hơn là lượng. Bằng chứng là những buổi mở bán chúng tôi chỉ huy động khoảng 20 sale hỗ trợ giải đáp thắc mắc cho khách hàng và giúp khách hàng trong các khâu đặt cọc, thanh toán, làm hợp đồng” – ông Phạm Thanh Hưng – Phó Chủ tịch HĐQT CEN Group tiết lộ.
Còn ông Hoàng Đức Tuyên – Giám đốc AST Land cho biết, ngay từ khi thành lập công ty đã chú trọng đến việc tuyển dụng ít nhưng chất lượng, để đào tạo các bạn thành nhân viên chuyên nghiệp, để ai cũng kiếm được tiền, ít nhất là đảm bảo cuộc sống của mình và gia đình, tránh được trường hợp tuyển môi giới vào nhưng không có việc làm.
Ông Tuyên cũng thừa nhận, nhiều môi giới lúc đầu cứ nghĩ rằng bán được bất động sản như căn hộ, biệt thự là bán được bất động sản nghỉ dưỡng. Tuy nhiên khi đi vào thực tế thì không hề đơn giản.
“Để bán được bất động sản nghỉ dưỡng đòi hỏi nhân viên phải có kiến thức sâu về các kênh đầu tư, am hiểu vị trí bất động sản nghỉ dưỡng, hiểu sản phẩm, phân tích tài chính và dòng tiền. Trong khi hầu hết trên thị trường sale chỉ am hiểu sản phẩm, mà thiếu những kiến thức còn lại” – ông Tuyên cho biết.
Đồng quan điểm trên, ông Trần Minh – Chủ tịch Câu lạc bộ VSC cho rằng, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng phát triển từ năm 2014 trở lại đây và thời gian đầu ai cũng nghĩ mình sẽ bán được bất động sản nghỉ dưỡng nhưng qua thời gian thấy rằng, bất động sản không dành cho đa phần môi giới. Với những bạn trẻ mới ra trường thì cơ hội bán những căn hộ nghỉ dưỡng là vô vàn khó khăn.
Hướng đến chuyên nghiệp, hiệu quả
Theo thống kê chưa đầy đủ của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, hiện có khoảng 30.000 người hoạt động trong lĩnh vực môi giới bất động sản, và 1/3 trong số này đang bán bất động sản nghỉ dưỡng. 
Dự báo, mức độ cạnh tranh của người làm nghề môi giới bất động sản nghỉ dưỡng năm 2017 – 2018 sẽ rất gay gắt khi thời gian này sẽ là cuộc chạy đua không ngừng nghỉ của các “ông lớn” bất động sản nghỉ dưỡng với nhiều sản phẩm "bom tấn" có tính cạnh tranh cao. Bên cạnh đó, với việc tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), những nhà môi giới của các nước sẽ cùng tham gia hoạt động môi giới bất động sản tại Việt Nam. Điều này có thể khiến thị phần của các đơn vị môi giới trong nước bị thu hẹp, nhưng nó cũng mở ra những cơ hội mới cho những nhà môi giới đủ năng lực vươn ra thị trường khu vực.
Ông Nguyễn Văn Đính – Tổng Thư ký Hội môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng, để tập trung vào “chất” của người làm nghề môi giới, Hội tiếp tục tăng cường liên kết với các cơ sở đào tạo để phối hợp tổ chức việc đào tạo lại và đào tạo sâu hơn, nâng cao trình độ chuyên môn của những người làm nghề môi giới. Đồng thời, Hội cũng sẽ truyền tải các công cụ hỗ trợ lên cổng thông tin, website giúp người làm nghề môi giới trao đổi, hoạt động thông qua hệ thống công nghệ điện tử để họ kinh doanh tốt hơn, hướng đến chuyên nghiệp, minh bạch và hiệu quả.
Bài toán thành công trong “cuộc chơi” môi giới bất động sản nghỉ dưỡng không phải là dễ, nó dường như chỉ đến với những người, những đơn vị có tâm và có tầm. Nói cách khác, với nghề môi giới dù là cá nhân hay doanh nghiệp nếu không uy tín, nếu không hội tụ đủ các “điều kiện cần và đủ” thì khó mà thành công.
Linh Nhi

Xem ngay…

Nghề môi giới bất động sản phúc lợi như mơ nhưng có ai ngờ hơn 80% bỏ cuộc

Trong một hội thảo mới đây tại TP.HCM, một chuyên gia bất động sản nhận xét: “Có đến 80% môi giới địa ốc bỏ việc chỉ sau thời gian 6 tháng đến 1 năm”. Dù con số này gây tranh cãi, nhưng nhiều doanh nghiệp thừa nhận, sự cạnh tranh trong lĩnh vực môi giới là rất lớn.
Nghề môi giới bất động sản không dễ kiếm tiền như nhiều người tưởng. Ảnh: Nguyễn Thành
Con số gây tranh cãi
Trao đổi với Đầu tư Bất động sản về con số trên, đại diện nhiều công ty môi giới, sàn giao dịch thừa nhận, sự cạnh tranh trong lĩnh vực môi giới bất động sản là rất lớn, tỷ lệ môi giới nghỉ việc cũng không hề thấp, nhưng con số 80% mà chuyên gia trên đưa ra là chưa có cơ sở.
Ông Nguyễn Văn Đính, Tổng thư ký Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho biết: “Có thể đó là phát ngôn có động cơ. Có thể các đơn vị đào tạo môi giới đưa ra thông tin kiểu này để tăng vai trò của họ, rằng nếu các môi giới không tham gia các khóa thì sẽ dễ bị đào thải khỏi nghề”.
Tương tự, ông Lê Xuân Nga, Tổng giám đốc nghemoigioi.vn nhận định: “Tôi cũng không chắc có đơn vị nào thống kê về con số này. Tuy nhiên, trong số vài trăm nghìn môi giới, thì chỉ có khoảng hơn 40.000 người có chứng chỉ hành nghề. Tỷ lệ bỏ việc cũng tương đối cao”.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Lại Văn Tư, Giám đốc sàn Giao dịch Bất động sản Phúc Hà cho hay: “Một tỷ lệ môi giới nhất định bỏ việc là có thật. Tuy nhiên, con số lên đến 80% thì tôi chưa kiểm chứng được”.
Dù không đồng tình với con số 80%, nhưng lãnh đạo các sàn giao dịch bất động sản cũng thừa nhận có nhiều nhân viên môi giới nghỉ việc. Lý giải lý do này, các đơn vị cho rằng, các môi giới thường có xu hướng ít gắn bó lâu dài với sàn giao dịch và dễ thay đổi nơi làm việc (trừ vị trí lãnh đạo, quản lý chủ chốt).
Môi giới viên thường chọn những sàn có sản phẩm tốt, cơ chế tốt để đầu quân và khi lợi thế đó không còn, họ sẽ nhảy việc. Một hình thức khác là các môi giới không đầu quân cho một sàn cố định, mà tập trung thành nhóm làm cộng tác viên, làm việc với các sàn có sản phẩm "hot".
Ngoài ra, theo các chuyên gia, nhân viên môi giới ở độ tuổi trung bình từ 25 - 30 rất cao, thậm chí cả các sinh viên mới ra trường cũng tham gia công việc này. Đa số họ chưa được đào tạo bài bản, thiếu môi trường làm việc, sinh hoạt, thiếu ý thức nghề, nên nhiều người gặp phải khó khăn trong việc theo đuổi công việc một cách lâu dài và nghiêm túc.
Cạnh tranh khốc liệt
Nghề môi giới nhìn qua tưởng nhàn hạ, nhẹ nhàng, ăn trắng mặc trơn và thu nhập khủng, nhưng thực tế, đây lại là lĩnh vực có sự cạnh tranh khốc liệt, cạnh tranh cả giữa người làm nghề và các sàn giao dịch.
Thị trường bất động sản đang ngày càng đi vào thực chất, dẫn đến sự đòi hỏi cũng cao hơn về trình độ, kỹ năng của các môi giới viên. Hiện nay, dù lực lượng môi giới tăng nhanh về số lượng, nhưng không đi kèm với việc gia tăng về chất lượng.
“Hiện nay, các sàn giao dịch đang phải cạnh tranh nhau khốc liệt, bao gồm cạnh tranh trong lĩnh vực phân phối và cạnh tranh trong việc tuyển dụng nhân sự. Chưa bao giờ tuyển môi giới khó như hiện nay. Các sàn lớn cũng luôn tuyển dụng số lượng lớn nhưng vẫn thiếu nhân sự, bởi luôn có sự biến động”, đại diện một sàn phân phối chia sẻ.
Không chỉ các sàn cạnh tranh nhau, mà trong cùng một sàn, các môi giới cũng phải cạnh tranh nhau khốc liệt để có được khách hàng và khẳng định mình. Đã qua rồi cái thời chỉ buôn nước bọt ra khách, ra tiền, giờ đây, các môi giới phải đầu tư cả công sức và tiền bạc làm marketing.
“Có trường hợp khách chốt hợp đồng đến nơi rồi mà vẫn vuột mất, vì có môi giới khác mời chào với cơ chế tốt hơn một chút. Các khách hàng thì ngày càng hiểu biết và muốn được giá thấp nhất có thể. Thực tế, có không ít bạn đồng nghiệp đang sẵn sàng “cắt máu” để được việc, khiến bức tranh môi giới thêm rối ren và cạnh tranh khốc liệt”, một môi giới giấu tên cho biết.
Thị trường càng phân hóa và có sự cạnh tranh mạnh, thì việc các môi giới tìm cho mình phương pháp làm việc tốt bên cạnh nỗ lực hoàn thiện bản thân được các chuyên gia cho là chìa khóa để có thể găn bó với nghề.
Theo ông Tư, muốn gắn bó và trở thành nhà môi giới giỏi, ngoài việc nắm vững các kiến thức về sản phẩm đang bán, kiến thức xã hội, pháp luật, người môi giới còn phải có hiểu biết về các đối thủ cạnh tranh, kiến thức về phong thủy để có thể tư vấn tốt nhất cho khách hàng.
Còn ông Nga lại cho rằng, những người ở lại với nghề, giàu có được với nghề, là những chuyên gia tư vấn bất động sản thực sự chất lượng, có tâm, có kiến thức và tuân thủ đạo đức nghề nghiệp.              
Xem ngay…

Nghề môi giới bất động sản phía trước hào hoa phía sau là nước mắt

Công việc nhàn hạ, thời gian tự do, thu nhập cao… là những gì mọi người vẫn nghĩ về nghề môi giới bất động sản. Tuy nhiên, bước chân vào nghề mới thấy mọi việc không như mơ.

"Chúng tôi thường mặc những trang phục phẳng phiu, nước hoa thơm nức mũi, đồng hồ hàng hiệu, điện thoại đời mới…, nhưng để có được sự hào nhoáng đó, rất nhiều người trong chúng tôi phải đi vay bạn bè, người thân", một môi giới bất động sản có 3 năm trong nghề chia sẻ với phóng viên.

Anh cho biết không đi vay sao được khi lương cơ bản chỉ có 3 triệu đồng/tháng, trong khi phải chi đủ thứ như chạy quảng cáo, đăng tin, SEO facebook, in tờ rơi, tiếp thị qua điện thoại, xăng xe… Có những tháng, những khoản chi phí này tốn tới cả chục triệu đồng, đó là việc phải làm, vì nếu không sẽ không thể tiếp cận được khách hàng và dĩ nhiên là không bán được hàng.
Ở sâu bên trong cái vẻ bề ngoài hào nhoáng, xe sang, điện thoại của nhân viên môi giới bất động sản là những nỗi trần ai và những giọt nước mắt mà không phải ai cũng dễ dàng thấu hiểu
Với nhân viên môi giới, áp lực tài chính này là rất lớn. Có người nhiều tháng không có được một giao dịch nào, nên tinh thần giảm sút, phải bỏ nghề, kèm theo là một đống nợ.
Do áp lực doanh số, nên nghề này có sự cạnh tranh rất gay gắt, thậm chí là giữa những đồng nghiệp làm cùng công ty. Việc cướp khách của nhau xảy ra như “chuyện thường ngày ở huyện”.
Khách hàng không nhiều, trong khi số lượng môi giới tăng mạnh, để đảm bảo doanh thu, không ít người đã níu kéo khách bằng cách cắt hoa hồng lại cho khách, dân trong nghề gọi hành động đó là “cắt máu”. Người mua hiện nay cũng đã thông minh, khôn khéo hơn rất nhiều, họ nhanh chóng nhận ra sự cạnh tranh nên ép giá mạnh, người nào cắt lại hoa hồng nhiều hơn thì họ mua của người đó. Tuy nhiên, nếu chạy theo doanh thu mà cắt hoa hồng cho khách, thì trừ chi phí, môi giới còn lại chẳng được bao nhiêu cho một giao dịch.
Nghề môi giới bất động sản không phải là nghề nhàn hạ, lương cao

Chắc hẳn ai cũng biết, mối quan hệ là yếu tố cực kỳ quan trọng để thành công trong nghề này. Chính vì vậy, chuyện phải đi nhậu, đi chơi chung với khách, thậm chí là về tận nhà khách để tư vấn dần trở thành một phần tất yếu của công việc. "Chúng tôi đã có lúc bị khách gọi đến nhà tư vấn và gạ gẫm", một nữa môi giới kể.
Trong khi đó, nhiều người vẫn “đánh đồng” những người làm nghề môi giới là “cò”, mặc dù khái niệm nhân viên môi giới bất động sản và “cò nhà đất” rất khác nhau. Điều khác biệt lớn nhất đó là nhân viên môi giới bất động sản được quản lý bởi công ty, có quy chế rõ ràng, được đào tạo về nghề, đạo đức, còn “cò nhà đất” chỉ là những người hoạt động tự do.
Dù không phải tất cả “cò” đều xấu nhưng cũng không ít người có hành vi lừa gạt khách hàng. Do vậy, việc đánh đồng những nhân viên môi giới được đào tạo là “cò” cho thấy thị trường vẫn có cái nhìn phiến diện về nghề này.
Anh nhân viên môi giới kể: "Hôm trước về quê, khi biết tôi làm môi giới bất động sản, chị tôi nói, mày làm cò nhà đất hả? Nghe nói ở thành phố cò nhà đất đi lừa đảo nhiều lắm đấy, mày cẩn thận nhé!”.
Tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại giỏi chuyên về công nghệ thông tin, mọi người vẫn khuyên anh nên bỏ nghề môi giới và tìm công việc nào đó cho đúng chuyên ngành mình đã học. Nhưng thật sự, sau 3 năm làm việc chuyên môn về IT, anh cảm thấy công việc này rất nhàm chán khi hằng ngày phải “chôn chân” hơn 8 tiếng đồng hồ một chỗ.

"Bản tính của tôi ưa hoạt động, muốn ra ngoài gặp gỡ, giao lưu với nhiều người, muốn được làm việc với một thời gian linh động…, nên tôi quyết định chọn nghề môi giới bất động sản. Bao nhiêu khó khăn, áp lực, hay cám dỗ, chúng tôi đều chấp nhận, nhưng điều khiến tôi vẫn suy nghĩ hằng đêm, đó là cái nhìn của mọi người đối với nghề môi giới bất động sản bao giờ mới thay đổi", anh tâm sự và nói thêm rằng ở đời chẳng có gì là tự nhiên hay dễ dàng mà có được cả, nghề môi giới bất động sản cũng không ngoại lệ.
Ở sâu bên trong cái vẻ bề ngoài hào nhoáng, xe sang, điện thoại kia là những nỗi trần ai và những giọt nước mắt mà không phải ai cũng dễ dàng thấu hiểu.
Xem ngay…

Nghề môi giới bất động sản và những con số mơ ước về thu nhập

Là một lĩnh vực mới toanh, các môi giới bất động sản nước ngoài có thể thu nhập lên tới hàng tỷ đồng mỗi năm.Thông thường, mức hoa hồng dành cho môi giới là không quá 2 % cho mỗi giao dịch được thực hiện.
Tuy nhiên, % hoa hồng có thể thay đổi tùy vào giá trị tài sản lớn hoặc nhỏ. Thí dụ : Căn nhà 10 tỷ đồng có thể hoa hồng chỉ được 0,5 %. Có nghĩa, trong giao dịch này, thu nhập của nhà môi giới được 50 triệu.

Nếu căn nhà có giá trị 1 tỷ thì chuyên viên môi giới được hưởng 1% đến 2% (tùy theo thương lượng với người bán). Có nghĩa, thu nhập của chuyên viên môi giới được 10 triệu đến 20 triệu cho giao dịch này .
Một chuyên viên môi giới giỏi, mỗi tháng có thể bán được từ 3 - 5 căn, tức là thu nhập từ 60 - 100 triệu đồng/tháng.

Môi giới bất động sản nào thu nhập cao nhất?
Như vậy, có thể thấy chuyên viên môi giới bất động sản là nghề có thu nhập cao so với mặt bằng thu nhập của các ngành nghề khác. Trung bình, một chuyên viên môi giới chuyên nghiệp nếu chọn đúng phân khúc thị trường và có kinh nghiệm, giỏi nghề thì thu nhập vài chục triệu một tháng là con số có thể thực hiện được.
Trong các phân khúc bất động sản, phân khúc căn hộ tuy số tiền hoa hồng mỗi căn nhỏ, nhưng lại là phân khúc dễ bán, nhiều khách hàng, nên nhân viên môi giới giỏi cũng có thể có thu nhập vài chục triệu/tháng.
Phân khúc biệt thự, liền kề, bất động sản nghỉ dưỡng thường có mức giá cao, vì thế mức hoa hồng cũng khá cao. Ví dụ 1 căn 13 tỷ đồng, môi giới bán được 1 căn, nếu phí môi giới là 1% thì họ cũng "đút túi" được 130 triệu đồng/căn.
Tuy nhiên, đây chưa phải là phân khúc có mức hoa hồng cao nhất.
Theo ông Phạm Thanh Hưng Phó chủ tịch HĐQT Cengroup, thời gian gần đây, loại hình bất động sản nước ngoài phát triển mạnh, đây mới là mảnh đất màu mỡ cho các môi giới bởi mức hoa hồng cao ngất ngưởng.
Cụ thể, theo ông Hưng, chỉ cần 1 giao dịch thành công thôi có thể đem lại hoa hồng rất lớn.
So với trong nước phí giao dịch rất cao, thường dao động từ 5% đến 10% giá trị hợp đồng tùy từng nước, các thị trường mới nổi như đảo Síp còn cao hơn nữa. Bên cạnh đó phí tư vấn pháp lý cũng rất cao” ông Hưng nói.
Ông Hưng lấy ví dụ, để có thể định cư ở đảo Síp theo chương trình PR – Permenent Resident, nhà đầu tư cần đầu tư tối thiểu là 300.000 EURO để mua bất động sản, thì mức tư vấn pháp lý có thể lên tới 30% tức là khoảng 90.000 EURO. Phí tư môi giới tối thiểu 5%, thì nhà môi giới kiếm được tính ra cũng phải 500 triệu đồng.
Nhưng để bán được 1 căn này cũng không phải là điều đơn giản. Bởi lẽ, người mua phải là người từng đi nước ngoài, hiểu biết và có sẵn ý định muốn mua rồi. Ngoài ra, để thực hiện được 1 giao dịch với loại hình bất động sản này không phải là dễ vì thủ tục rất phức tạp từ việc chuyển tiền, chứng minh dòng tiền,....
Ngọc Vy

Xem ngay…

Môi giới bất động sản trở thành nghề nghiệp đầy mơ ước nhưng Nghề môi giới bất động sản không dễ.

Hoa hồng lớn khiến môi giới bất động sản trở thành nghề hot, thu hút hàng chục nghìn người tham gia, đặc biệt trong bối cảnh thị trường đang sôi động như hiện nay. Tuy nhiên, làm giàu từ nghề môi giới bất động sản không dễ dàng như nhiều người tưởng.

Mấu chốt của sự thành công của nghề môi giới bất động sản là ngoài kiến thức, phải có ý thức nghề nghiệp cao


Dù nhân viên môi giới không có lương cứng, hoặc chỉ nhận mức trợ cấp xăng xe, nhưng nhiều người vẫn rỉ tai nhau “muốn làm giàu nhanh mà không cần vốn, hãy làm môi giới bất động sản”. Thu nhập chính của nhân viên môi giới đến từ hoa hồng được trả cho mỗi thương vụ thành công. Tùy vào chính sách mỗi công ty, thường khoản phí hoa hồng này dao động từ 2 - 5% trên giá trị bất động sản.

Chỉ cần làm phép tính nho nhỏ, mỗi tháng, nếu nhân viên môi giới bất động sản bán thành công 1 căn nhà 1 tỷ đồng, với mức hoa hồng 2 - 5%, đã có thu nhập từ 30 - 50 triệu đồng. Đây là con số mơ ước với nhiều người, nhất là với những sinh viên mới ra trường.

Ăn mặc đẹp, dùng đồ xịn, môi giới bất động sản trở thành nghề nghiệp đầy mơ ước của các bạn trẻ. Thế nhưng, đó chỉ là phần nổi, thực tế nghề môi giới bất động sản không dễ.

Ngoài một số môi giới có nghề, có tập khách hàng tốt, thì đa số những nhân viên môi giới khác, nhất là nhân viên mới vào nghề rất chật vật, dù thời điểm thị trường sôi động.

Để có thể bán được sản phẩm, đủ định mức được giao, các nhân viên môi giới phải tỏa đi tìm khắp nơi, dùng đủ mọi phương pháp để tiếp cận những khách hàng mục tiêu. Tuy nhiên, việc không được đào tạo bài bản về các nghiệp vụ, dự án khiến nhiều nhân viên môi giới bị động khi tiếp cận những khách hàng mục tiêu.

Theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội môi giới bất động sản Việt Nam, ở các quốc gia khác, mấu chốt thành công của nghề môi giới bất động sản chính từ sản phẩm. Hầu hết môi giới viên dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu, đánh giá sản phẩm và khảo sát khách hàng mục tiêu trước khi tiếp cận đối tượng để đàm phán chào bán dự án.

Trong khi đó, ở Việt Nam, nhiều nhân viên môi giới mới vào nghề đã phải đi chào bán dự án mà không hề được đào tạo bài bản về dự án, chỉ nắm thông tin qua môi giới khác. Ngoài ra, nhiều nhân viên chủ yếu thời gian để đi phát tờ rơi, hay ngồi nhà gọi điện thoại chào mời tới những khách hàng trong danh sách sẵn của Công ty.

Phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản từng nhận không ít cuộc gọi từ các nhân viên môi giới kiểu này để chào bán căn hộ dự án với những lời lẽ rất dập khuôn, như giá cả hợp lý, tiện ích phù hợp. Tuy nhiên, khi phóng viên hỏi lại là tiện ích nào và ra sao, thì "tậm tịt". Ngay cả tuyến đường vào dự án đi như thế nào, có những tuyến đường nào khác vào dự án hay không, các nhân viên này cũng gần như không biết, mà chỉ nói rằng chủ đầu tư đang xin thủ tục mở rộng đường vào dự án, hay sau này khi hoàn thiện sẽ có tuyến đường nối từ trục chính vào dự án… (!?).

Chính những nhân viên môi giới thiếu chuyên nghiệp này đã làm ảnh hưởng tới hình ảnh của nghề môi giới nói chung, vốn là nghề quan trọng trong ngành bất động sản.

Ngoài những nhân viên thiếu chuyên nghiệp, hoạt động như những “cò” bất động sản tự do, thì tình trạng nhân viên môi giới bất động sản, thậm chí là cả sàn môi giới “kê giá ăn chênh lệch” tiền từ khách hàng cũng ảnh hưởng xấu tới hình ảnh của nghề.

Bản chất của nghề môi giới là nghề “phục vụ” và được hưởng thù lao từ chính tiền hoa hồng trong hợp đồng môi giới theo luật định với người bán. Tuy nhiên, do ham muốn lợi nhuận cao, một số môi giới cố tính kê giá, đẩy giá sản phẩm lên cao hơn so với giá bán của chủ đầu tư để kiếm lời.

Việc làm này không chỉ ảnh hưởng tới hình ảnh của nghề môi giới, mà còn ảnh hưởng chung tới sự phát triển bền vững của thị trường bất động sản, bởi nó làm mất lòng tin của khách hàng.

Ông Phạm Thanh Hưng, Phó chủ tịch CENGroup cho biết, hiện nay, một số chuyên viên môi giới yêu nghề, cầu thị thật sự mới ý thức được giá trị của sự thành công trong nghề không hề dễ dàng. Họ luôn cố gắng hoàn thiện các kỹ năng chuyên môn và không ngừng học hỏi để phát triển.

Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều ý thức được điều đó. Còn rất nhiều người có nhận thức sai về ngành nghề này, khiến trình độ của môi giới bất động sản Việt Nam còn một khoảng cách khá xa so với đồng nghiệp ở các nước trong khu vực.

ĐTCK

Xem ngay…